2020年ベトナム・バイクで引越しDay17 コロナ禍のベトナムをバイクで走った「ちょうど1年前の今日のこと」
Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020 tại Việt Nam – Ngày 17
“Câu chuyện” chạy dọc Việt Nam trong dịch Covid-19 bằng xe máy của “đúng một năm về trước”
【Day17/ ダックグレイ ➟ 】
Youtube動画での記録映像と併せて御覧ください。↓↓
↓↓このブログはベトナム語での文章も併載しています。
【Ngày 17 / Đắk Glei ➟ 】
↓↓Có kèm bản dịch tiếng Việt.
Hãy cùng xem với video ghi lại chuyến đi của tôi trên Youtube nha. ↓↓
2020年、コロナ禍のベトナム、バイクによる引越し
移動の記録。
2020年 7月。
運営していた学校が倒産し、失職。
そして大切な人達との別れ。
15年住んだホーチミン市を発ち、コロナ感染拡大第2波の渦中を、
新たな地を目指して相棒の50ccバイクとともに進みました。
その全記録。
”ちょうど一年前の今日のこと”を書いていきます。
【17日目/2020年8月14日・ダックグレイ➟ 】
A 突如、暗闇に現れた牛、ヤギを避けた拍子にハンドルを誤りバイク
ごと漆黒の崖下へ。 ⇒ 転落死
B 突如、暗闇に現れた牛、ヤギを避けた拍子に転倒。
積んでいたペットボトルのガソリンに引火。 ⇒ 焼死
C 突如、暗闇から現れた人影。追い剥ぎに遭う。
抵抗した際に凶器で襲われる。 ⇒ 暴行死
D 疲労と睡魔に勝てず路上で仮眠。
その最中に野生の大型動物に襲われる。 ⇒ 被食死
出口の見えない闇の中、4択が頭の中をグルグルと回転していた。
「A」だったら発見は遅れるだろう。
発見された頃には獣や蟲に食われ、形はどれほど残っているだろうか。
「B」は、瞬間的には最も苦しいんだろうか。
それに、発見されても焼身自殺として扱われてしまうかもしれない。
「C」,「D」のケースに備えて、空手や柔道、ムエタイなど、武道、格闘技を何かしら習っておくべきだった・・・
冗談ではない。
いつ最期の時が訪れるか。
10分後かもしれない。1分後かも。10秒後かも・・・
極度の恐怖と不安と疲労の中、見たことのない暗黒世界に一人。
平常を保てるほど自分は強くない。
《ダックグレイ/出発》
ちょうど1年前の今日、2020年8月14日。
発つのはコントゥム省のダックグレイという町。
結局昨日はクアンナム省に入ることはできず、コントゥム省最北端の田舎町を宿場とした。
実は昨夕、この町に着いてから、人々からの視線がやたらと強く、痛く
感じていた。
そして朝、出発と同時に緊張が走る。
立ち寄った路傍の茶店で、露骨に入店を拒否された。
しかも、女主人による、敢えて周囲の人に聞こえるように大きく張り上げた宣告。
「外国人にコーヒーは出さないよ!」
や否や、異邦人に対し、一気に界隈から視線が向けられる。
気まずくなり、たまらず即座にその場を去った。
コロナ感染拡大第2波の震源地は近い。
隣国からの密入国事件もトップ級のニュースになっている。
今まさに、自分は、この地を、招かれざる客人であると覚悟して、進まねばなるまい。
コントゥム省とクアンナム省を隔てる ローソー峠。
標識に記された道程は、37キロ。
箱根八里よりも長い。
いきなり朝から重たいメニューだ。
この先に現れるだろう関所では、何が試されるのだろうか。
【検問所1】
最初の関所は峠の最高地点に現れた。
交通警察が路傍に立つ。
止まらなければならないのか?
湧き起こった緊張の中、恐る恐るバイクを止め、質問を受けるより先に
パスポートを提示。
「日本人です。北の方面に向かっています」
そう告げる。
「行っていいよ」
どうやら、この検問は、クアンナム省からコントゥム省に入る人が対象のようだった。
まずは ほっとする。
【検問所2】
峠を下る。
クアンナム省に入域を果たす。
峠の出口に設置された、今日2ヶ所目の検問所。
これは、どっちなんだ・・・
恐る恐ると少し離れた位置にバイクを止め、様子を観察する。
どうやらここも、クアンナム省からこの峠に入る人を対象としている。
脇を通る際、公安に呼び止められることはなかった。
ほっと胸をなでおろす。
田園が広がる地域。
ここも少数民族の居住エリアのようだ。
ベヘノン族の男性が営む茶店で、今日最初のコーヒーを飲む。
彼が言うには、このエリアは非常に貧しく、この土地の人は皆、一時期
サイゴンやダナンに出稼ぎに行くとか。
また彼は、以前に弟が技能実習生として日本へ行ったのだと言って、その
お土産だろう、伊藤園のティーバッグの緑茶をいれてくれた。
心が和む一時。
マイノリティー同士だ。
カムドゥックという町を通過する。
ここはダナン方面への第1の分岐ポイントだ。
だが、前後に検問所はなかった。
ほんの少し、緊張が和らぐ。
冷涼な空気の中、ラオス国境も近い辺境地帯を走る。
ベヘノン族の集落も点在する。
朽ちた家屋で生活する人々。
おそらくここは、ベトナムの最貧困エリアの一つではないだろうか。
ダナンへの第2分岐ポイント、タインミーを越えた。
そして目指すのは、プラオ。
今日は、クアンナム省の山間の町、プラオに投宿予定だ。
《検問所3》
クアンナム省に入ってからというものの無風状態が続き、この先の順風に
若干の期待をしかけた頃、ついに逆風が立った。
川の向こうに目視した検問所。
公安職員は、橋を渡ろうとするこちらをしっかりと見据え、呼び止めた。
着席する。
検温を受ける。
帳簿に個人情報を書き留める。
パスポートを提示し、日本人であることを伝える。
すると・・・
「日本人? 外国人はクアンナム省に入っちゃいけない。戻りなさい」
とうとう、その事態が起きてしまった。
最も恐れていたフレーズ。
だが、クアンナム省内を半分以上も進んでしまった今、引くに引けない。
「お金も時間もないので、早く次の場所を目指さなければならないんです」
「それならタインミーからダナンへ行け。ダナンに入ってから高速道路で
北へ向かえばいい」
(※トラックやバスにバイクを積み込んで高速道路を移動することが可能)
いや、ちょっと待ってくれ。
いくらなんでも無理がある。
ダナンこそコロナ第2波の爆心地にして、現在における国内最警戒エリア。
今、入域はもとより、接近すら不可能なエリアのはず。
「ダナンは今絶対に入れない所です。だからこの道を選択したんです。」
我が宝物の地図を開き、公安職員に力説。
「だけど、ルールだ。クアンナム省は外国人の滞在を認めていない。」
「地図を見てください。ダナンを回避して進めるルートはこの道しかないんです。行かせてほしいです。滞在はしませんから。」
「分かった。じゃ、行け。絶対に今日中にクアンナム省を出ろ。でも、この
先にも検問所がある。次の検問所で戻れと言われたら、従うしかないぞ」
よって、プラオ滞在は不可能と決まった。
今日の宿場は、その先の省となる。
《検問所4》
さらに山の奥へと進むにつれ、めっきり人の姿を見なくなった。
だけど、いつ、どこで現れるのか。
さっきの公安が言っていた次の試練に備え、頭の中で様々な状況をイメージし、シミュレーションを欠かさない。
対応、返答の想定を、ひたすら脳内で反復する。
プラオの町を通過したところで、それは現れた。
医師が駐在。
問診を受ける。
対策通り、担当の公安職員に、
「さっきの検問所でもう聞いていますよ。クアンナム省に滞在してはいけ
ないんですよね。すぐにトゥアティエン・フエ省に向かいますから。」
先手を打った。
”ルール”とやらについて、何いっさい言われなかった。
そして、医療申告書に情報の記入を行い、その控えの紙をもらう。
「これを見せれば、この先の検問も通れるんですね。」
「そうだよ。行っていいよ。あ、もしもし・・・」
公安は電話をかけ、誰かに何か情報を伝えていた。
《検問所5》
たとえ通過できたとしても、不安は終息せず。
感じる寒さは、標高によるものだけではないはずだ。
携帯電話は、一向に電波が入らない。
ホーチミン・ルート上にいるのは確かだが、現在地は不明。
トゥアティエン・フエ省に入っただろうか、まだだろうか。
さあ、現れた。
「君は、日本人か?」
「そうです。」
「何年生まれ?」
「1978年です」
「行っていいよ。」
どうやら、4番目の検問所からの電話連絡を受け、先に情報を得ていた
様子だ。
ほっとする。
医療申告の控えも所持している。
こうなれば、この先は、さほど苦心せずに進めるはず・・・
そう願う。
が、ここに来て、別の深刻な不安が湧き上がる。
進めば進むほどに、この不安が脳内を占拠していく。
プラオの手前で補給したガソリンだが、次の町まで果たして保つのか。
控えめな補充をしてしまったため、どうにも心許ない。
プラオから、目指すトゥアティエン・フエ省のアールォイという町までは、
105キロ。
少なくとも今日は、なんとかその町に辿り着かなければならない。
50ccバイクの弱点は、坂道を上れないこと。
上り坂は、とにかくスピードが出ない。
3人乗りのバイクに追い越されることもある。
プラオを過ぎたのが午後3時。
陽のあるうちにアールォイに着けるのだろうか。
コトゥ族の住居が点在するいくつかの集落を抜けて、進んでいった。
《検問所6》
どんどんと高度を上げていくにつれて、ぐんぐんと空気は冷えていく。
そして、だんだんとガソリンのメーターはレッドゾーンに近づいていく。
辺り一帯、ヒトの存在を全く感じさせない。
もう長い時間、携帯の電波は届かない。
それもそのはず、辺りに電線などは、一切ない。
ガードレールの下をのぞけば、断崖、そして奈落の森。
隔絶された世界。
誰か、いないのか。
自分だけを残して人類が消滅したかのような、強烈な静寂感。
心細い。
だけど、匂いが・・・
糞だ、糞があった。
この辺りに、牛がいる。
ということは、人が居住している。
散乱する排泄物を見て喜んだのは、後にも先にもこの時だけ。
人類の存在を知り、僅かだが、希望を感じた。
が、希望は、いとも脆かった。
ふいに現れた人工の構造物。
それは、軍事施設だった。
こんな所で彼らの厄介になるようなことがあったら、さすがにマズイ・・・
冷気を醸す無機質な灰色のコンクリート壁の横を、湧き出た緊張に心臓を
ノックされながら走り過ぎる。
幸いなのか、いや、幸いだった、そこでは、誰にも出くわさなかった。
もう1時間以上、ヒトを見ていない・・・
生命反応は、時折出くわす路上の牛、ヤギ、そして、鳥、虫の鳴き声。
だれか、道を往く同胞はいないのか・・・
そんな時に、こんな所で・・・
ついに、検問所が現れた。
しかも、公安ではない。
軍だった・・・。
かなりマズイ予感がしたが、ビンゴ。
「戻れ。トゥアティエン・フエ省は、外国人は入ってはいけない。外国人は通らせない。」
クアンナム省で獲得した医療申告の控えを提示するも、一瞥の後、黙殺。
「トゥアティエン・フエ省の通行許可証がないなら行かせない」
「クランナム省は外国人の滞在が認められていないんです。そう言われた
から、今日はコントゥム省から走り始めてクアンナム省を走り抜けて、この省に入ったんです。」
「絶対にだめだ。通行許可証を持っていないなら入らせない。戻れ。」
いかめしい風体とドスの効いた声圧に、行手を阻まれる。
その威圧に心はヘシ折られ、ワナワナと全身から力が抜けていく。
完全なる絶望。
万事は休した・・・
と、その時、1台のバイクがクアンナム省方面からやってきた。
ダックラック省在住の、大学生の兄ちゃん。
実家のあるフエ市を目指し、移動の途中。
途方に暮れる異邦人を心配してくれてか、何か交渉をしてくれている。
フエ弁。
何を言っているのか、さっぱり分からない。
だが、なんと・・・
「行け」
目を合わさそうともしない、その無感情なソルジャーフェイスから放たれた急転直下のゴーサイン。
それ以上の言葉を付加されるのが怖く、直様にバイクにまたがった。
ガソリンを分けてもらえないか、などという頼みは、この時この瞬間に、
できるはずもなかった。
大学生の兄ちゃんなら分けてくれたかもしれない。
だが、狼狽と混乱状態にあった脳ミソでは、そんな打算など起動し得なかった。
検問所を出ようというとき、北側から一台の車が入ってくる。
ドライバーが、我が50ccの相棒をちらり見て、
「この先の道は、相当キツイよ、ハハハ」と。
その一言に、通行が許された安堵など、湧き起こるはずがなかった。
再び走り始めてからというもの、感情は死んでいた。
ガソリンが欲しい。
ただそれだけ。
ともすれば牛歩にも負けてしまいそうな速度で、ゆっくりと、また高度を
上げていく。
6番目の検問所を出た時点で17時半。
既に今日は、200キロ近く走っている。
次の検問所は、いつ、どこだ。
こうなれば、早く次の検問を受けたい。
ガソリンを譲ってもらうため。
できる限り、早く現れてくれないか・・・
《検問所7》
ほどなくして陽は落ち、空と陸を隔てる山の稜線は、徐々に消えていく。
青と緑は溶けて混ざり、もうそこには墨色があるだけ。
おそらく、高度のピークは過ぎたであろう。
下り坂が続く。
その時、遥か遠方、闇の下手に、複数の灯りがちらついた。
村だ・・・
ガソリンが手に入る・・・
とにかく、可能な限り、慣性と自重を動力に、坂を下る。
燃料を切らすな。
灯りは近づく。
そして・・・
村の入り口だろう。
今日7番目の検問所。
公安職員による応対であった。
なぜだろう、この安堵感は。
そこには、さっきの大学生の兄ちゃんもいた。
闇にぽつんと灯る、掘っ建ての検問所。
気温はかなり下がったというのに、なぜか温かく感じた。
まずは、通行にあたり、同意誓約書類に記入をする。
書類の内容は概ね下記の通り
・トゥアティエン・フエ省内に宿泊してはいけない
・トゥアティエン・フエ省内では、どこにも立ち寄ってはいけない
・トゥアティエン・フエ省内では、買い物、飲食をしてはいけない
・トゥアティエン・フエ省内では、人と接触してはいけない
「止まるな。走れ。」
つまり、そういうこと。
「おなか空いてる? これ食べていいよ」
公安から差し出されたのは、カップ麺。
お湯を注いでもらう。
そう言えば、朝からコーヒー1杯のみで、ここまでやって来た。
空腹感を一切感じることもなく。
今まで色々なラーメンを食べてきたけど、これこそ人生で最も美味しく感じたラーメンだった、といったエピソードを述べたいところだが、至って普通の味だった。
かえって、これにより胃が起動してしまい、空腹感が意識内にちらつくことに。
瀕死の状態だった我が相棒に、村でガソリンをたらふく飲ませる。
そして、ミネラルウォーターの空きペットボトルにガソリンをなみなみと
注ぎ入れ、バイクに積んだ。
今日、この先、また幾度越えるか分からない山々に備えて。
夜7時半。
ここから、”止まってはいけないトゥアティエン・フエ省” が開幕。
《闇の奥》
7番目の検問所から約30キロ。
アールォイ。
北方方面とフエ市方面との分岐の町。
並走してくれた大学生の兄ちゃんに礼を言って、お別れ。
彼も第2波の最中、いくつもの山を越えて故郷を目指しているのだ。
道行く同胞の無事を祈る。
街の沿道からは、人々の生活が、楽しげな団欒が、見える、聞こえる。
懐かしいなと感じる。
沿道に灯る細やかな営みの光は、道行く者まで照らさない。
ふいに、猛烈な孤独感に包まれる。
両脇を後方に流れていく薄明かりの風景が、走馬灯のようだった。
夜9時。
アールォイの町を通過すると、人工の灯りは、もうない。
頼れるのは我が相棒の放つ、か弱く曖昧な光。
道はまた高度を上げ、気温は日中のそれとは比べ物にならないほどに。
時に僅か数メートル前方、ライトに照らされた眼前に突如現れる、路上の牛、ヤギ。
そして、蛙は臆することなく地面を跳ね、鎌首をもたげた蛇が路を横切る。
今、この世界は、ヒトのものではない。
寒さと疲労で覚束ない体、そして覚束ない意識の中を、一度は殺した感情が輪郭を伴い跋扈を開始する。
恐怖、不安、そして、鮮明なイメージ。
死。
10分後かもしれない。
1分後かもしれない、10秒後かも・・・
この時、この闇の中、それは確かに自分の近くにあったのだと、その気配を今も思う。
ちょうど1年前の今日のこと。
~ Bản dịch tiếng Việt ~
Nhật ký di chuyển – Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020, trong tâm dịch Covid-19 tại Việt Nam.
【Ngày17 ~ 14,08,2020 ~ Đắk Glei ➟ 】
A Bỗng nhiên có con bò, con dê xuất hiện đột ngột giữa màn đêm, đánh lái để né nó ra mà đánh sai hướng rồi rớt cả người lẫn xe xuống vực sâu tối thui kia ⇒ Té chết
B Bỗng nhiên có con bò, con dê xuất hiện đột ngột giữa màn đêm, vì né nó mà bị té, lửa phụt lên từ mớ xăng được tích trong chai nhựa ⇒ Chết cháy
C Bỗng nhiên co người người xuất hiện giữa màn đêm mà người đó là ăn cướp, bị cướp hết tài sản, trong lúc kháng cự bị ăn cướp dùng hung khí tấn công ⇒ Bị đánh chết
D Không thắng nổi cơn mệt mỏi và buồn ngủ, dừng lại ngủ tí trên đường đi, bị động vật hoang dã cỡ lớn tấn công ⇒ Chết vì bị ăn thịt
Giữa màn đêm thăm thẳm không nhìn thấy lối ra, 4 lựa chọn này cứ loanh quanh trong đầu tôi.
Nếu là “A” thì chắc cái xác của tôi sẽ bị phát hiện trễ. Rồi lúc phát hiện ra thì xác của tôi đã bị những con thú và dòi ăn tới nỗi không còn hình người.
Nếu là “B” thì chắc là tôi sẽ trải qua khoảnh khắc đau khổ nhất cuộc đời. Rồi nếu được phát hiện thì chắc tôi bị cho là tự thiêu chết đó chứ.
Để dự trù trường hợp “C” và “D” thì đáng lý tôi nên học một số môn võ như Karate, Judo, Muay Thái.
Thật sự thì tôi không giỡn đâu.
Chả biết khi nào thời điểm mà tôi phải chết sẽ tới nữa.
Có thể là 10 phút sau, hoặc 1 phút sau, cũng có khi là 10 giây sau...
Trong một thế giới tối đen như mực mà tôi chưa từng thấy, trong sự lo lắng, sợ hãi và mệt mỏi tột độ, người có thể giữ bình tĩnh như tôi không hề mạnh mẽ gì.
《Buổi sáng / Thị trấn Đắk Glei》
Ngày hôm nay của một năm trước, ngày 14 tháng 8 năm 2020.
Địa điểm xuất phát là huyện Đắk Glei thuộc tỉnh Kom Tum.
Rốt cuộc thì hôm qua tôi đã không thể vào tỉnh Quảng Nam, nên đã ghé trọ tại một thị xã thôn quê ở cực bắc của tỉnh Kon Tum.
Thật ra thì kể từ khi tôi đến thị trấn này vào ngày hôm qua, ánh mắt của mọi người tại đây dù không rõ ràng nhưng tôi cảm thấy bị tổn thương.
Và đến sáng, lúc tôi xuất phát thì có một sự căng thẳng.
Tôi đã ghé vào một quán cà phê bên đường và bị từ chối một cách sỗ sàng.
Đã vậy bà chủ còn lên giọng tuyên bố với tôi như muốn để cho mọi người xung quanh nghe thấy.
“Không bán cà phê cho người nước ngoài!”
Mọi ánh mắt của những người xung quanh đều được dồn về Người xa lạ này ngay lập tức.
Tôi cảm thấy vừa xấu hổ vừa không thoải mái, khó xử không chịu nổi nên bỏ đi ngay lập tức.
Ở đây gần với tâm dịch Corona đợt 2.
Các vụ nhập cảnh trái phép từ nước láng giềng cũng đang được đưa tin với độ quan tâm hàng đầu.
Tại đây, tôi phải di chuyển với tâm thái hiểu rõ rằng bản thân tôi là khách không mời.
Đèo Lò Xo chia cắt hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Độ dài của đèo này được ghi trên biển chỉ dẫn là 37km.
Còn dài hơn cả đèo của thành phố Hakone, thành phố du lịch nổi tiếng của Nhật.
Mới sáng sớm đã phải nhai cái quả khó nhằn này rồi.
Tại chốt kiểm soát tiếp theo đây tôi sẽ bị hỏi cái gì nữa đây.
《Chốt kiểm soát thứ 1》
Chốt kiểm soát đầu tiên xuất hiện tại chỗ cao nhất của đèo.
Cảnh sát giao thông đứng tại ven đường.
Tôi có phải dừng lại không nhỉ?
Cơn căng thẳng bùng lên, tôi rụt rè dừng xe lại, xuất trình passport ngay cả trước khi tôi bị hỏi.
“Tôi là người Nhật. Tôi đang đi về phía miền Bắc”
Tôi đã khai báo như vậy.
“Anh có thể đi”
Hình như là chốt kiểm soát này là để kiểm tra những người đi từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Kon Tum.
Tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm.
【Chốt kiểm soát thứ 2】
Tôi xuống đèo.
Và vào tỉnh Quảng Nam.
Chốt kiểm soát thứ 2 của ngày hôm nay được đặt tại lối ra của đèo.
Tôi lại rụt rè dùng xe tại nơi cách chốt kiểm soát hơi xa một chút, thận trọng xem xét tình hình.
Hình như là chốt này cũng kiểm tra người vào đèo từ tỉnh Quảng Nam.
Khi tôi đi qua bên hông chốt kiểm soát, tôi không bị công an gọi lại.
Thật nhẹ cả người.
Nơi này chỉ có ruộng vườn.
Đây cũng là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số.
Tôi uống ly cà phê đầu tiên trong ngày tại quán cà phê của một người đàn ông dân tộc Bh’nông.
Theo như lời anh ấy nói thì nơi này rất nghèo, hầu hết những người ở đây đều tha hương cầu thực ở Sài Gòn và Đà Nẵng.
Ngoài ra, anh ấy còn kể rằng em trai anh ấy đi Nhật với tư cách thực tập sinh và pha cho tôi một ly trà xanh Nhật, là món quà đặc sản mà em trai anh ấy đem từ Nhật về tặng cho.
Khoảnh khắc này xoa dịu trái tim tôi.
Cả hai chúng tôi đều là những “người thiểu số” cả.
Tôi đi qua thị trấn tên là Khâm Đức.
Thị trấn này là nơi có nhánh rẽ vào Đà Nẵng.
Nhưng trước và sau khi đi qua thị trấn này đều không có chốt kiểm soát, sự căng thẳng của tôi cũng được hóa giải.
Trong cái tiết trời mát mẻ này, tôi chạy xe ở vùng đất gần biên giới Lào.
Làng của dân tộc Bh’nông cũng nằm rải rác ở đây.
Họ sống trong những ngôi nhà mục nát.
Đây chẳng phải là một trong những nơi nghèo nhất Việt Nam sao?
Nơi tiếp theo mà tôi ghé là thị trấn Prao, là nơi có nhánh vào Đà Nẵng thứ 2.
Hôm nay tôi định trọ lại tại thị trấn Prao, một thị trấn vùng quê của tỉnh Quảng Nam.
【Chốt kiểm soát thứ 3】
Mặc dù tôi đã vào tỉnh Quảng Nam rồi nhưng vẫn sóng yên biển lặng, và ngay khi tôi vừa cầu mong cho sau này vẫn thuận buồm xuôi gió như vậy thì bỗng một cơn gió ngược ập tới.
Tôi đã thấy chốt kiểm soát ở phía bên kia sông.
Anh công an đã nhìn chằm chằm vào tôi khi tôi đang định qua cầu và gọi tôi lại.
Tôi ngồi xuống, được kiểm tra thân nhiệt, ghi lại thông tin cá nhân vào sổ của công an.
Khi tôi xuất trình passport, nói với anh ấy tôi là người Nhật thì...
“Người Nhật hả? Người nước ngoài không được vào tỉnh Quảng Nam. Anh quay trở về đi”
Cuối cùng thì chuyện không hề tốt xíu nào đã xảy ra.
Đây là câu nói mà tôi không muốn nghe nhất.
Nhưng tôi đã đi qua được quá nửa tỉnh Quảng Nam rồi nên tôi sẽ không quay trở lại đâu.
“Tôi không có tiền, cũng không có thời gian, nên tôi phải đi thật nhanh tới địa điểm tiếp theo”
“Vậy thì anh đi Đà Nẵng đi. Sau khi vào Đà Nẵng rồi thì ra đường cao tốc chạy về hướng Bắc là được”
Không, điều đó là không thể vì nó mâu thuẫn với tình hình thực tế.
Đà Nẵng chính là tâm dịch corona, là nơi mà mức độ cảnh giác đang ở mức cao nhất.
Bây giờ chắc chắn là không thể đi vào đó được.
“Bây giờ Đà Nẵng chắc chắn là không đi vào được rồi nên tôi mới chọn con đường này đây”
Tôi đã mở cái bản đồ quý báu của tôi ra và chỉ cho anh công an xem con đường thích hợp nhất để thuyết phục anh ấy.
“Nhưng tỉnh Quảng Nam không cho người nước ngoài ở lại đâu, đây là lệnh rồi”
“Nhưng tôi không có con đường nào khác, anh cho tôi đi đi, tôi không ở lại đây đâu mà”
“Được rồi. Thôi anh cứ đi đi. Nhưng anh chắc chắn phải ra khỏi tỉnh Quảng Nam trong ngày hôm nay. Và phía trước còn chốt kiểm soát nữa. Nếu ở chốt kiểm soát đó anh bị kêu quay trở lại thì anh phải tuân theo thôi đó”
Vì vậy, việc trọ lại tại thị trấn Prao là chắc chắn không thể.
Chỗ trọ ngày hôm nay là cái tỉnh phía trước cả thị trấn Prao.
【Chốt kiểm soát thứ 4】
Tôi tiến vào sâu trong núi, tự nhiên chẳng thấy bóng dáng một ai cả.
Nhưng mà họ sẽ xuất hiện vào lúc nào, ở đâu nhỉ.
Để đối phó cho thử thách – tức là chốt kiểm soát – tiếp theo mà anh công an hồi nãy đã nói, tôi đã giả định rất nhiều tình huống trong đầu.
Tôi lặp đi lặp lại cách đối phó, trả lời mà tôi nghĩ ra sẵn.
Sau khi tôi đi qua thị trấn Prao thì nó đã xuất hiện.
Ở đây có bác sĩ.
Tôi được bác sĩ hỏi thăm và kiểm tra sức khỏe.
Đối với anh công an, như đã giả định cách đối phó từ trước,
“Tôi biết là tôi không được phép ở lại tỉnh Quảng Nam. Tôi đang đi đến tỉnh Thừa Thiên Huế”
Tôi đã rào đầu anh ấy như vậy.
Và điền vào giấy khai báo y tế, nhận lại một bản khai báo y tế như một cách để chứng minh rằng tôi đã khai báo.
“Nếu tôi xuất trình cái này thì tôi được đi qua chốt kiểm soát phía trước phải không?”
“Đúng rồi. Anh đi được rồi đó. A lô...”
Anh công an gọi điện thoại và báo thông tin gì đó cho một người nào đó.
【Chốt kiểm soát thứ 5】
Mặc dù tôi đã đi qua được nhưng tôi vẫn còn căng thẳng.
Tôi cảm thấy lạnh, nhưng không chỉ từ cái lạnh nơi miền núi mà còn từ nỗi sợ nữa.
Ở đây không có sóng điện thoại.
Tôi chỉ biết chắc là mình đang ở trên đường Hồ Chí Minh, nhưng không rõ chỗ tôi đang có mặt là đâu.
Tôi đã vào tỉnh Thừa Thiên Huế rồi?
Hay là chưa nhỉ?
Tôi bị anh công an gọi lại.
“Anh là người Nhật hả?”
“Đúng rồi”
“Anh sinh năm bao nhiêu?”
“Năm 1978”
“Anh đi được rồi”
Có vẻ như là anh này đã nhận điện thoại từ cái anh ở chốt kiểm soát thứ 4 và được thông tin trước.
Tôi nhẹ cả người.
Tôi cũng có giấy chứng minh đã khai báo y tế, nên chắc chắn là tôi sẽ được đi tiếp mà không khổ tâm như vậy nữa...
Đó là tôi ước như vậy.
Nhưng khi tôi đi tới đây thì có một sự bất an cực kỳ khác dâng lên.
Càng đi thì sự bất an này càng chiếm nhiều chỗ trong đầu tôi hơn.
Lượng xăng mà tôi đã bổ sung ở trước thị trấn Prao có đủ để tôi đi tới thành phố, thị trấn tiếp theo không?
Tôi đã bổ sung xăng nhưng ở mức vừa phải, nên tôi rất lo lắng.
Từ thị trấn Prao đến thị trấn A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế mất 105km.
Chí ít thì hôm nay bằng cách nào đó cũng phải đi được tới đó.
Điểm yếu của xe 50 phân khối là nó không lên dốc được.
Khi lên dốc, làm sao thì cũng không tăng tốc được, không tiến lên được chút nào.
Tôi cũng từng bị chiếc xe 2 bánh tống 3 người vượt mặt.
Khi tôi đi ra khỏi thị trấn Prao là 3 giờ chiều.
Không biết tôi có thể tới thị trấn A Lưới trước khi mặt trời lặn không đây.
Tôi chạy xuyên qua vài ngôi làng mà người dân tộc Cơ Tu ở rải rác.
【Chốt kiểm soát thứ 6】
Đi lên cao càng nhanh thì không khí lạnh càng nhanh.
Kim xăng thì cứ từ từ chạy về vạch đỏ.
Toàn bộ khu vực này không hề làm cho tôi cảm nhận được sự tồn tại của con người.
Cũng lâu lắm rồi điện thoại tôi chưa bắt được sóng.
Cũng đúng thôi, ở đây không hề có dây điện hay gì hết.
Nhìn xuống phía dưới rào chắn đường chỉ có vách đá dựng đứng, và rừng sâu thăm thẳm.
Có ai ở đây không?
Yên lặng đến nỗi tôi cảm thấy như toàn thể nhân loại biến đi đâu mất chỉ còn lại một mình tôi ấy.
Tự nhiên có một cái mùi xộc vào mũi tôi...
Là mùi phân.
Có phân ở đây.
Xung quanh đây có bò.
Tức là có người.
Chỉ tại thời điểm này, tôi mới hết sức vui mừng khi thấy vật bài tiết rải rác xung quanh, trước đây lẫn sau này đều không hề có.
Khi tôi biết có con người sinh sống xung quanh đây, tôi đã có một niềm hy vọng.
Nhưng niềm hy vọng của tôi nhanh chóng vụt tắt.
Công trình được con người xây dựng xuất hiện tại nơi đó là cơ sở quân sự.
Nếu có chuyện được các anh quân đội chăm sóc ở nơi này thì điều đó thực sự tồi tệ...
Tôi chạy qua khỏi cơ sở quân sự đó bằng cách chạy phía bên hông của bức tường bê tông vô hồn lạnh lẽo của nó, trong khi sự căng thẳng trào dâng trong lòng khiến tim tôi đập mạnh.
Không biết là do may mắn hay do sao đó mà tôi đã không chạm trán ai cả.
Đã hơn 1 tiếng rồi tôi chưa nhìn thấy con người...
Dấu hiệu sự sống chỉ là thỉnh thoảng bắt gặp con bò, con dê trên đường, rồi tiếng chim, tiếng côn trùng.
Có đồng bào nào lui tới trên con đường này không...
Vào lúc đó, tại đây...
Chốt kiểm soát thứ 6 đã xuất hiện.
Và chốt kiểm soát này không có công an.
Có quân đội...
Tôi có cảm giác chuyện sẽ khá tệ đây, và nó lại trúng.
“Quay lại đi, người nước ngoài không được vào tỉnh Thừa Thiên Huế. Người nước ngoài không được đi qua đây”
Dù tôi đã xuất trình giấy xác nhận khai báo y tế mà tôi có được ở tỉnh Quảng Nam, nhưng anh quân nhân chỉ liếc mắt qua rồi không hề để ý tới.
“Nếu không có giấy phép thông hành tỉnh Thừa Thiên Huế thì không được đi tiếp”
“Tôi được báo là tỉnh Quảng Nam không cho người nước ngoài ở lại nên tôi đã chạy băng qua tỉnh Quảng Nam từ tỉnh Kon tum, rồi vào tỉnh Thừa Thiên Huế”
“Không được. Anh không có giấy phép thông hành từ trước thì anh không được vào. Quay trở về đi”
Tôi bị chặn lại với vẻ ngoài khắt khe cùng áp lực từ giọng nói uy nghiêm đáng sợ đó.
Dưới áp lực đó, sức lực toàn thân của tôi đều chạy đi đâu mất.
Tuyệt vọng rồi...
Tôi vừa nghĩ như vậy thì có một chiếc xe gắn máy chạy từ phía tỉnh Quảng Nam đến.
Người chạy xe là một em trai sinh viên đại học đang ở tại tỉnh Đắk Lắk.
Và em ấy đang trên đường về quê ở thành phố Huế.
Chắc là em ấy lo cho một người bế tắc như tôi nên em ấy trao đổi điều gì đó với anh quân nhân giúp tôi.
Giọng Huế.
Tôi không nghe được cũng như không hiểu họ đang nói gì luôn.
Rồi, ngạc nhiên làm sao,
“Đi đi”
Anh quân nhân có khuôn mặt vô cảm thậm chí không nhìn lấy tôi, bất thình lình đưa tay ra hiệu cho tôi đi.
Tôi cũng sợ anh ấy sẽ nói gì thêm nên quáng quàng leo lên xe.
Tôi định xin chia cho tôi tí xăng nhưng không lý nào xin được.
Em trai sinh viên thì chắc là cho đấy.
Nhưng với tình hình phức tạp lúc đó, não tôi đã không toan tính được gì.
Chắc là tôi đã bối rối tới cỡ đó.
Khi tôi vừa định đi khỏi chốt kiểm soát thứ 6, có một chiếc xe hơi đi đến từ phía Bắc.
Anh tài xế nhìn thoáng qua anh bạn đồng hành 50 phân khối của tôi,
Rồi nói, “Đoạn đường phía trước khó chạy lắm đó”
Câu nói này thật cay đắng và nó như tát vào mặt tôi, dù được phép đi qua rồi nhưng tôi vẫn không thấy nhẹ nhõm.
Kể từ khi tôi lại bắt đầu cuộc hành trình, cảm xúc của tôi đã chết.
Tôi chỉ cần xăng.
Chỉ nhiêu đó thôi.
Tôi lại chạy lên cao với tốc độ của một con bò đang đi bộ đủng đỉnh.
Thời điểm tôi đi khỏi chốt kiểm tra thứ 6 là 17h30.
Hôm nay tôi đã chạy gần 200km rồi.
Chốt kiểm soát tiếp theo sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu.
Tình hình đã như vậy thì tôi muốn được đến chốt chặn sớm hơn,
Để đảm bảo lượng xăng.
Tôi mong chốt kiểm soát tiếp theo xuất hiện càng sớm càng tốt.
【Chốt kiểm soát thứ 7】
Chẳng bao lâu sau, mặt trời bắt đầu lặn. Đường đỉnh đồi núi chia cắt bầu trời và mặt đất cứ như bị cục gôm bôi dần đi mất.
Màu xanh của trời và màu xanh của cây cối hòa lẫn vào nhau, sau cùng chỉ còn một màu đen như mực.
Chắc là tôi đã đi qua đỉnh đèo rồi.
Những con dốc đi xuống cứ nối đuôi nhau.
Và rồi, từ đằng xa kia, dưới màn đêm tối mù, tôi đã thấy vài ánh đèn nhấp nháy.
Có một ngôi làng.
Tôi sẽ được đổ xăng...
Cho tới khi chạy tới đó thì tôi không được dùng hết xăng.
Dù sao thì tôi cũng cố gắng hết sức để xe tự chạy xuống dốc bằng chính trọng lượng của bản thân.
Càng ngày tôi càng đi gần tới ánh đèn hơn.
Và rồi...
Đây chắc là cửa vào làng.
Chốt kiểm soát thứ 7 đây rồi.
Người trực ở đây là anh công an.
Không biết sao mà tôi thấy nhẹ nhõm.
Em trai sinh viên đại học hồi nãy cũng có mặt ở đó.
Chốt kiểm soát được dựng từ lều có ánh đèn lẻ loi trong bóng tối.
Trời lạnh hơn nhiều rồi nhưng không hiểu sao tôi thấy ấm áp.
Đầu tiên, để đi qua được thì tôi ghi vào đơn cam kết.
Tôi tóm tắt nội dung trong đó như sau:
・Không được ở lại trong phạm vi tỉnh.
・Không được ghé vào bất kỳ chỗ nào trong phạm vi tỉnh.
・Không được mua sắm, ăn uống trong phạm vi tỉnh.
・Không được tiếp xúc với người khác trong phạm vi tỉnh.
“Không được dừng lại, chạy đi chỗ khác”
Tóm lại là vậy đó.
“Có đói bụng không? Cái này ăn được nè”
Anh công an cầm ly mì gói đưa cho tôi.
Tôi được anh ấy châm nước sôi cho.
Nhắc mới nhớ, từ sáng đến giờ tôi chỉ uống có 1 ly cà phê rồi chạy đến đây.
Tôi không hề cảm thấy đói bụng luôn.
Cho tới bây giờ tôi đã ăn rất nhiều mì gói nhưng chỉ có ly mì gói này là ngon nhất từ trước tới nay. Đó là tôi muốn kể “một câu chuyện hay” như vậy, nhưng thật ra ăn vào thì vị cũng bình thường thôi.
Ngược lại, ăn ly mì này xong dạ dày tôi như được thức tỉnh, tôi càng muốn ăn thêm, bụng tôi đói cồn cào.
Vào làng, tôi cho anh bạn đồng hành đang hấp hối của tôi uống xăng căng bụng.
Và châm thêm xăng vào bình nước đã uống hết rồi chất lên xe.
Ở phía trước chắc còn nhiều ngọn núi phải vượt qua nữa nên tôi chuẩn bị sẵn.
7h30 tối.
Từ đây là phần khai mạc của “tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi tôi không được ghé lại”.
【Sâu trong màn đêm】
Cách khoảng 30km kể từ chốt kiểm tra thứ 7.
Thị trấn A Lưới.
Là nơi phân nhánh sang phía Bắc và thành phố Huế.
Tôi cảm ơn em trai sinh viên đại học đã chạy cùng với tôi và chia tay em ấy tại đây.
Em ấy cũng hay về quê bằng cách chạy qua nhiều ngọn núi trong đợt dịch thứ 2 này.
Chúc người anh em chung đường với tôi mọi sự bình an.。
Từ ven đường huyện, tôi có thể thấy được, nghe được cuộc sống, cảnh đoàn viên của mọi người.
Thật là hoài niệm.
Những tia sáng vui vẻ lấp lánh ven đường ấy, không chiếu rọi vào những người chạy trên đường như tôi.
Tự nhiên tôi bị bao vây bởi sự cô độc rất mãnh liệt.
Phong cảnh cuộc sống thường ngày mờ nhạt trôi ra sau từ hai phía trái phải cứ như những hình ảnh trong chiếc đèn kéo quân. (chú thích: người Nhật hình dung những hình ảnh nhớ lại trước khi kết thúc một đời người xoay qua trước mắt như chiếc đèn kéo quân)
9h tối.
Sau khi đi khỏi huyện A Lưới, ánh đèn nhân tạo cũng không còn.
Trong bóng tối này, thứ mà tôi có thể dựa vào chỉ có tia sáng yếu ớt phát ra từ đèn của anh bạn đồng hành của tôi.
Ngoài ra thì đường càng cao dần, nhiệt độ xuống thấp đến nỗi không thể so sánh được với khi trời còn sáng.
Đôi khi có con bò, con dê xuất hiện đột ngột giữa đường, chỉ cách tôi vài mét vì lúc này đèn xe mới chiếu tới nó được.
Ếch thì nhảy trên đường một cách rất tự nhiên, rắn thì ngóc đầu băng qua đường.
Màn đêm này không còn là địa bàn của con người nữa.
Trong khi cơ thể thì sắp không chịu đựng nổi vì lạnh và mệt, ý thức thì đang mơ hồ, cảm xúc mà tôi đã cho nó chết đi và dẹp bỏ qua một bên khi nãy dần sống lại thành hình, xoáy điên cuồng trong não tôi.
Bất an, sợ hãi.
Và rồi hình ảnh xuất hiện trong đầu tôi là,
Chết.
Có lẽ cái chết của tôi sẽ đến vào hôm nay.
Có thể là 10 phút sau, hoặc 1 phút sau, cũng có khi là 10 giây sau...
Lúc này đây, tôi có cảm giác cái chết của tôi đang cận kề.
Chuyện của đúng một năm về trước.