見出し画像

DẠY TIẾNG VIỆT CHO CON 子供にベトナム語を教える

vnexpress.net/goc-nhin
Hai con tôi đều sinh ra tại Thụy Sĩ, một đất nước công nhận bốn thứ tiếng là ngôn ngữ quốc gia: Tiếng Đức, Pháp, Italy và Roman.
私の二人の子供はスイスで生まれた。スイスではドイツ語、フランス語、イタリア語とロマン語の四つの言語を公認されている。

Việc học ngôn ngữ ở trường cháu khá vất vả: Ngoài tiếng Đức là ngôn ngữ học chính khoá, lớp 3 bắt đầu học tiếng Anh, lớp 5 học tiếng Pháp, lớp 7 học tiếng Latin. Hai năm liên tục cháu phải duy trì bốn ngôn ngữ cùng lúc ở trường nhưng không lúc nào vợ chồng tôi ngừng trau dồi và sửa tiếng Việt cho cháu. Việc này không dễ nhưng cũng không quá khó.
子供は学校での言語学習はかなり大変だ。学校での正式な言語はドイツ語の以外、小学校3年から英語、小学校5年からフランス語、そして中学校2年からラティン語を学び始めている。学校では2年間継続的に四つの言語を維持するけれど、私と妻は日々子供にベトナム語を修めたり、直したりしている。このことは簡単ではないが、決して難しすぎることでもない。

Trước tiên, chúng tôi được sự khuyến khích của các thầy cô giáo. Họ luôn nhắc nhở: Anh chị hãy dùng và dạy cháu thứ tiếng anh chị nói tốt nhất ở nhà. Nếu phần ngôn ngữ tiếng Đức của cháu kém, nhà trường sẽ lo.
まず、学校の先生から激励をもらいました。家ではあなたたちが一番得意な言語で子供に教えたり、使ったりするように言われ、あと子供のドイツ語の能力は学校の先生が担当するよという。

Nguyên tắc chúng tôi quy định là các con ở nhà chỉ được nói tiếng Việt với nhau và với bố mẹ, nhưng khi có thêm bạn bè, các cháu có thể nói thứ tiếng mình thấy thoải mái nhất. Khi bọn trẻ còn nhỏ, chúng thôi thường đọc truyện tiếng Việt cho các cháu trước giờ ngủ. Với những truyện cháu thích nghe, tôi đọc một câu, lại khuyến khích cháu đọc tiếp một câu. Chỉ vài chục phút mỗi ngày, cộng thêm một vài ngày trong đợt nghỉ, dần dà các cháu hoàn thành sách tiếng Việt lớp 1-2 và biết đọc.
家でベトナム語だけを話そうというルールを決めているけれど、友達が遊びに来る場合は好きな言語でも使えるようにしている。小さなごろ、寝る前に、ベトナム語のストーリーを読んであげた。子供の好きなストーリーなら、私が一行を読み終わったら、次の行は子供を読ませた。毎日の数十分と学校の連休を利用したおがげで、小学校1年生と2年生のベトナム語の教科書が勉強でき、読めるようになった。

Còn viết, may mắn là tiếng Việt dùng hệ chữ cái Latin. Ban đầu, chúng tôi để cháu phiên âm như thế nào thì viết như thế. Một đoạn chính tả các cháu có thể sai đến 90%. Chúng tôi tiếp tục quan sát và thống kê các loại lỗi chủ yếu để sửa dần. Giờ đây, bố con có thể trao đổi thoải mái bằng tiếng Việt trên điện thoại dù cháu vẫn còn nhầm lẫn s/x, tr/ch và mắc lỗi bỏ dấu...
あと、書く能力については、良かったのはベトナム語自体にラテン語系が利用されることだ。最初はふりがな通りに書かせるようにしたけれど、一つの文章に9割ほど間違ったこともあった。それを観察しながら、よくあるミスを統計した。今、私と子供は携帯でスムーズにベトナム語をやり取りできるようになったけれど、時々S/XとTR/CH、そして記号なしの間違いもまだある。

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng ngoại ngữ làm giảm những sai lệch trong quá trình ra quyết định. Lý luận của con người được hình thành bởi hai phương thức tư duy riêng biệt: một là có hệ thống, phân tích và chuyên sâu về nhận thức; và một là nhanh, vô thức và mang tính cảm xúc. Người ta tin rằng ngôn ngữ thứ hai cung cấp một khoảng cách nhận thức hữu ích từ các quy trình tự động, thúc đẩy suy nghĩ phân tích và giảm phản ứng không suy nghĩ, cảm xúc. Do đó, những người nói được nhiều ngôn ngữ có tư duy phản biện và kỹ năng ra quyết định tốt hơn.
多くの研究の結果によると、外国語を利用することは決断の過程に過ちを減らせることを示している。人間の理論は二つの思考によって構成され、理屈の思考と感情的な思考と言われている。言語学習は理屈な思考が強くなり、感情的な反応を減らせるという。したがって、外国語を話せる人は議論の思考を持ち、決断力も強くなるという。

Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của việc nói đa ngôn ngữ đến một nền kinh tế. Một nghiên cứu của giáo sư François Grin tại Đại học Geneve Thụy Sĩ phát hiện ra rằng khả năng đa ngôn ngữ có mối tương quan tích cực với tiền lương của một cá nhân, năng suất của các công ty và đóng góp vào tổng sản lượng quốc nội Thụy Sĩ lên đến gần 10% năm 2008 (khoảng 40 tỷ USD). Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy người đa ngữ có mức lương trung bình cao hơn khoảng 3.000 USD mỗi năm so với những người chỉ nói một thứ tiếng. Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019 tại Davos chỉ rõ đa ngôn ngữ là một kỹ năng thiết yếu để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình toàn cầu hoá 4.0.
多言語が話せることは経済にどれだけ役に立つのかという研究は多くあった。あるスイスの大学の教授の研究によって、多言語能力はその人の収入、会社の成績、スイスの国内総生産への貢献に影響を与えることをわかってきた。アメリカでほかの研究によると、母国語しか話せない人よりも、多国語ができる人の毎年の平均収入は3千ドルほど高くもらえるという。2019年度の国際経済フォーラムではインダストリー4.0時代への準備として、多言語能力は必要不可欠だと示した。

Sẽ rất sai lầm khi cho là các công cụ trí tuệ nhân tạo, dịch máy sẽ khiến con người không cần học quá nhiều ngôn ngữ. Công nghệ dịch máy đã tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và văn phong. Hơn nữa máy móc phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu đào tạo nó, lại là những gì con người tạo ra. Việc học nhiều ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa, tự tin khi giao tiếp và tạo ra nhiều cơ hội để kết nối và tương tác xã hội. Học nhiều ngôn ngữ giúp con người nâng cao khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề khi tập trung vào các kỹ năng như phát âm, luyện nghe, nói và viết.
人工知能で作られた翻訳のおかげで、人間は外国語を勉強する必要がなくなるという意見は大間違いだ。機械翻訳のテクノロジーはどんどん進歩されてきたけれど、文法、語義そして文脈の面にはまだ制限がある。更に機械の動きはその中のデータによって支配され、そのデータを作ったのは人間だ。言語を多く勉強すると、その国の文化をよく理解し、コミュニケーションに自信を持ち、社会とつながりが広がる。多言語学習は発音、聴解、会話と作文のスキルに集中することにより人間のマインドと問題解決能力をアップできる.

Quan sát các cộng đồng di cư tại Thụy Sĩ, bên cạnh Việt Nam, tôi thấy rất nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... cũng chú trọng việc truyền bá ngôn ngữ bản địa tới các nước sở tại có người dân nước mình sinh sống. Các ngày hội văn hoá, lớp học tiếng miễn phí, tổ chức trại hè ngôn ngữ hướng về cội nguồn, tìm cách đưa các sách song ngữ vào thư viện các trường và địa phương... đều vì mục tiêu đó.
スイスで移住コミュニティーを観察していた。ベトナムの隣に中国、タイ、インドなどの多くの国は文化フェスティバル日、無料教室、祖先への言語を目的に夏キャンプを行ったり、その地方の図書館にバイリンガルの本を入れようとするなど、その国の母国語を宣伝することに力を入れている。

Dù rất trân trọng sự nhiệt tình và các sáng kiến này trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chúng tôi vẫn cho rằng: dạy và giữ tiếng Việt cho thế hệ tiếp theo là lựa chọn của mỗi gia đình và là nhiệm vụ chính của các bậc phụ huynh. Đó là nhu cầu được gắn kết với các con mình, được giao tiếp với các con bằng thứ ngôn ngữ mình hiểu rõ và thoải mái nhất. Nên dù có sinh ra hay sống tại nơi đâu trên thế giới, giúp các cháu hiểu được ngôn ngữ và nền văn hoá của một đất nước ngày càng phát triển với 100 triệu dân chắc chắn là một lợi thế tương lai mà chúng tôi không muốn các con bị mất.
次世代にベトナム語を教えることは各家族の選択であり、親の一人一人の責任である。それは自分が一番理解できる言語を通し、子供とのつながりとコミュニケーションのニーズだ。10億以上の人口であるベトナムは今後チャンスがたくさんある。そのチャンスを逃せいように、世界のどこで生まれ育ちをしても、子供のベトナムの言語と文化の理解に努力していく。

Nhìn hai anh em chơi với nhau, rủ rỉ nói bằng tiếng Việt hay có thể trò chuyện được với ông bà qua điện thoại, tôi chưa vội nghĩ đến những vấn đề xa xôi mà chỉ tận hưởng sự an tâm và những khoảnh khắc thú vị về sự gắn kết.
私は子供の二人が一緒に遊び、ベトナム語でしゃべり、そして携帯で祖父母と話せるのを見て、何も心配なく、家族のつながりができたなという瞬間だけを楽しむ。

Những cành nhỏ gắn kết với cành to thì mọi cành cây sẽ gắn kết với nguồn cội. Giữ tiếng Việt cho các cháu không phải là hướng con về quá khứ của tôi mà là hướng về tương lai của các cháu.
小さな枝は大きな枝につながれば、すべての部分は根につながるのだ。ベトナム語を保つというのは過去への行動ではなく、子どもの未来への行動である。

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?