2020年ベトナム・バイクで引越しDay37 コロナ禍のベトナムをバイクで走った「ちょうど1年前の今日のこと」
Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020 tại Việt Nam – Ngày 37
“Câu chuyện” chạy dọc Việt Nam trong dịch Covid-19 bằng xe máy của “đúng một năm về trước”
【Day37/ ニンビン ➟ 】
Youtube動画での記録動画と併せて御覧ください。↓↓
↓↓このブログはベトナム語での文章も併載しています。
【Ngày 37 / Ninh Bình ➟ 】
↓↓Có kèm bản dịch tiếng Việt.
Hãy cùng xem với video ghi lại chuyến đi của tôi trên Youtube nha. ↓↓
2020年、コロナ禍のベトナム、バイクによる引越し移動の記録。
2020年 7月。
運営していた学校が倒産し、失職。
そして大切な人達との別れ。
15年住んだホーチミン市を発ち、コロナ感染拡大第2波の渦中を、
新たな地を目指して相棒の50ccバイクとともに進みました。
その全記録。
”ちょうど一年前の今日のこと”を書いています。
【37日目/2020年9月3日・ニンビン ➟ 】
時差はどのぐらいあるのだろう。
距離にしたら、何キロぐらいなのか。
ニンビンの宿の一室。
スマートフォンをWIFIに繋ぎ、スカイプで、サンフランシスコに住む旧友と数年ぶりに会話をした。
スカイプ。
思えば自身がこの国に移住した15年前、こんな画期的なツールはまだ自分の領域には及ばないものだった。
週に数回、ネットカフェにて有料でEメールを使用できるだけで幸せを噛みしめていた身。
その至福を思うあまり、海外との無料での通話なんて、できたらいいな、などと思うには至らなかった。
国際電話。
どうしてもEメールでは乗り越えられない夜もあった。
この国での暮らしに疲れ果てた際、支えになってくれたのは祖国の友。
ネットカフェの回線を通じて電話をかければ、約20~30分の通話で当時200ドルだった我が月給の半分は、しっかりと飛んでいった。
請求に青ざめはしたが、それでもそれが、苦悩から解放される尊い時間だった。
その価値を思うあまり、海外との無料での通話なんて、できたらいいな、とすら思うには至らなかった。
2008年だったか。
彼と出会ったのは、そのネットカフェ。
サイゴン、デタム通りのネットカフェだった。
ベトナム語を流暢に操る謎の日本人を見た。
話してみれば、ほぼ同い年で同郷。
聞けば、フリーのベトナム語通訳者だった。
所構わずデカい声。
日本人離れした堂々たる無遠慮さ。
エキセントリックなその特徴の裏に、予想通りのエキセントリックな背景。
世間とは絶対に足並みが揃わない彼とは、すぐに親しくなった。
類は友を呼ぶ、か。
当時のサイゴン、安宿街でもあるデタム通り近辺には、そういった「社会と相容れない存在」がポツリ、ポツンと、出没していた。
スマホもなく、SNSも手に及ばない時代。
そういった者たちが夜な夜な集い、夜明けまで各々の数奇な物語を語り合っていた。
あの当時、あの場所は、世間とは交われない人間たちの交差点だった。
しかし、時代は流れ、同胞たちは、1人、また1人と、そこではないどこかへと流れていった。
あれから数年後。
彼は世界を転々とした後、IT関係の仕事をやりつつアメリカのカレッジに入学し、勉学に励んでいるとのこと。
相変わらずの脱日本社会っぷりに、それを聞いた時は苦笑いしつつも、嬉しくなってしまった。
実はこの移動中に、連日親しい旧友たちにのみ、連日作成した動画を送っていた。
いわば、自身の生存を伝えるレポートとして。
サンフランシスコにいる彼も、我が動画を見てくれている。
スカイプにて近況を伝え合うと同時に、彼からの率直な感想をもらう。
「あのシリーズは、本当にいいよ。せっかくなんだから、そこも行っちゃいなよ。」
決して一般論などではなく、ただの異端者の一意見。
だけど、当時と変わらない彼の感性を知れて、やはり嬉しくなった。
時代も移り、時差も物理的な距離も、途方も無いほどに広がった。
だけど、今その時空を一瞬で超えられるのは、SNSのおかげなのではなく、SNSのない時代のおかげ。
あの頃、ともに痛いほど味わってきた孤独や辛苦のおかげにほかならない。
あの交差点は、今も確かにある。
彼とは全くもって美しい関係ではないけれど、そんな美談で締めておこう。
さて。
今日の移動行程を昨日からずっと迷っていた。
だけど、彼から当てにならないお墨付きをもらい、迷いは晴れた。
ならば、「そこ」へ行くしかない。
おそらくこの道中、これがラストになるだろうか。
最後の『少数民族シリーズ』。
そして、最後の『マイノリティー・レポート』を彼に届けないと。
旧友との懇談を終えた午前10時半。
荷物をまとめ、ニンビンの北西方面へと走り出す。
18年ぶりに行ってみよう。
初めて少数民族に触れた交差点へ。
ちょうど1年前の今日のこと
~ Bản dịch tiếng Việt ~
Nhật ký di chuyển – Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020, trong tâm dịch Covid-19 tại Việt Nam.
【Ngày37 ~ 03,09,2020 ~ Ninh Bình ➟ 】
Bên đây và bên đó chênh nhau mấy tiếng nhỉ.
Khoảng cách là bao xa nhỉ.
Trong một căn phòng của một nhà trọ tại Ninh Bình,
Tôi đã kết nối Wifi bằng điện thoại thông minh và gọi Skype để nói chuyện với một người bạn cũ hiện đang sống tại San Francisco.
Đã lâu rồi tôi không nói chuyện với người đó.
Skype.
15 năm trước khi tôi chuyển đến Việt Nam, phương tiện liên lạc mang tính đột phá như vậy vẫn chưa vươn đến tôi.
Tôi đã rất hạnh phúc khi có thể sử dụng e-mail có trả phí tại một quán cà phê internet vài lần một tuần.
Bởi vì tôi đã rất hạnh phúc chỉ với việc đó, nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc “ước gì có thể” gọi điện thoại nói chuyện miễn phí với người ở nước ngoài.
Điện thoại quốc tế.
Có một số khó khăn không thể vượt qua bằng email.
Khi tôi kiệt sức với cuộc sống ở Việt Nam, người đã ủng hộ, an ủi tôi là những người bạn ở quê hương.
Thời điểm đó, khi thực hiện cuộc gọi thông qua đường truyền của quán cà phê internet, số tiền tôi phải trả là khoảng 100 đô la Mỹ cho một khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút.
Một nửa tiền lương hàng tháng của tôi đã biến mất như vậy đó.
Mỗi lần nhìn thấy phiếu tính tiền thì tôi đều xây xẩm mặt mày, nhưng cho dù là vậy thì cũng đáng, vì giá trị tôi nhận được không thể quy đổi thành tiền.
Vì tôi biết ơn giá trị mà tôi nhận được, nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc “ước gì có thể” gọi điện thoại nói chuyện miễn phí với người ở nước ngoài.
Chắc là năm 2008.
Tôi gặp anh ta tại quán cà phê internet đó.
Quán cà phê internet đó nằm trên đường Đề Thám ở Sài Gòn.
Lúc đó tôi đã thấy một người Nhật nói tiếng Việt rất lưu loát, thiệt là không thể tin được.
Anh ta khoảng tuổi tôi, lại còn là đồng hương.
Sau khi hỏi thì tôi được biết anh ta là người làm công việc tự do, công việc của anh ta là phiên dịch tiếng Việt.
Anh ta dù ở đâu cũng nói chuyện rất lớn tiếng, thái độ rất thẳng thắn đường hoàng.
Bầu không khí xung quanh anh ta rất thoải mái, không câu nệ, khác hẳn với người Nhật.
Lý do anh ta có đặc trưng khác thường như vậy, quả nhiên là do anh ta có bối cảnh phức tạp.
Tôi ngay lập tức trở nên thân thiết với anh ta, cái người hoàn toàn không thích hợp với định kiến chung của xã hội.
Như trong thành ngữ cũng có, thật sự là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Ở khu vực lân cận đường Đề Thám, cũng là khu nhà trọ giá rẻ ở Sài Gòn thời bấy giờ, những “con người sống lệch với định kiến chung của xã hội” như vậy cũng hay xuất hiện.
Đó là cái thời đại mà không có điện thoại thông minh, mạng xã hội vẫn chưa được phổ biến đến những người như chúng tôi.
Những người như vậy tụ tập vào ban đêm và kể cho nhau nghe những câu chuyện kỳ lạ của họ cho đến sáng.
Khi đó, nơi đó là giao lộ của những con người không thể có điểm giao với định kiến chung của xã hội.
Tuy nhiên, thời thế đổi thay, các đồng bào đồng đạo ấy lần lượt đổ về “nơi nào đó không phải nơi đó”.
Một vài năm sau đó.
Nghe nói là sau khi lăn lộn khắp nơi trên thế giới, trong khi đang làm công việc liên quan đến CNTT, anh ta đăng ký học đại học ở Mỹ, hiện đang chăm chỉ học tập.
Khi tôi nghe anh ta nói chuyện với thần thái vẫn lệch so với xã hội Nhật Bản, dù tôi cười gượng vậy chứ bất giác tôi cũng thấy mừng.
Thực ra, trong chuyến chuyển nhà này, ngày nào tôi cũng gửi video hàng ngày về hành trình của tôi, nhưng chỉ gửi cho những người bạn cũ thân thiết với tôi.
Coi như một cách báo cáo rằng tôi vẫn còn sống.
Anh ta sống ở Hoa Kỳ cũng đang xem video của tôi.
Khi kể cho nhau nghe tình hình gần đây trên Skype, tôi cũng nhận được những cảm nhận thẳng thắn từ anh ấy.
“Cái sê-ri này của anh rất là được đó nha. Dù gì cũng có cơ hội rồi, đi tới đó luôn đê”.
Đó tuyệt đối không phải là một ý kiến mang tính lý thuyết chung chung, đó chỉ là một ý kiến của một người có suy nghĩ không giống với phần đông xã hội.
Nhưng tôi đã rất vui khi biết được rằng khả năng cảm nhận của anh ta vẫn không thay đổi so với ngày xưa.
Thời thế đã thay đổi, khoảng cách về múi giờ và cự ly giữa tôi và anh ta còn xa hơn tôi có thể tưởng tượng.
Tuy nhiên, không phải nhờ mạng xã hội mà chúng tôi có thể vượt qua khoảng cách không-thời gian đó trong nháy mắt, mà là nhờ cái thời đại không có mạng xã hội.
Không gì khác hơn là nhờ nỗi cô đơn và sự đau khổ mà cả 2 người chúng tôi đã nếm trải khi ấy.
Giao lộ đó cho đến bây giờ chắc chắn vẫn còn đó.
Thì mối quan hệ giữa tôi và anh ta không có hoa mỹ chút nào.
Nhưng mà tôi muốn viết ra sẵn một kết luận hoa mỹ như vậy.
Thôi thì quay lại hành trình nào.
Từ hôm qua tôi đã phân vân suốt về hành trình di chuyển ngày hôm nay của tôi sẽ là như thế nào.
Nhưng mà nhờ có cảm nhận mang tính khẳng định của anh ta, sự do dự đã tan biến.
Vậy thì tôi chỉ đi đến “nơi đó” thôi.
Có lẽ đây sẽ là chặng cuối cùng trong cuộc hành trình này.
Chặng cuối cùng của "Sê-ri người dân tộc thiểu số".
Và tôi phải chốt và gửi bản "Báo cáo về người dân tộc thiểu số" cuối cùng cho anh ấy.
10h30 sáng, sau khi cuộc trò chuyện thân mật với người bạn cũ kết thúc,
Tôi đóng hành lý, bắt đầu chạy về phía Tây Bắc của Ninh Bình.
Lần đầu tiên tôi quay lại đó sau 18 năm.
Đó là giao lộ mà tôi đã gặp người dân tộc thiểu số lần đầu tiên trong đời.
Chuyện của đúng một năm về trước.