2020年ベトナム・バイクで引越しDay38 コロナ禍のベトナムをバイクで走った「ちょうど1年前の今日のこと」
Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020 tại Việt Nam – Ngày 38
“Câu chuyện” chạy dọc Việt Nam trong dịch Covid-19 bằng xe máy của “đúng một năm về trước”
【Day38/ マイチャウ ➟ 】
Youtube動画での記録動画と併せて御覧ください。↓↓
↓↓このブログはベトナム語での文章も併載しています。
【Ngày 38 / Mai Châu ➟ 】
↓↓Có kèm bản dịch tiếng Việt.
Hãy cùng xem với video ghi lại chuyến đi của tôi trên Youtube nha. ↓↓
2020年、コロナ禍のベトナム、バイクによる引越し移動の記録。
2020年 7月。
運営していた学校が倒産し、失職。
そして大切な人達との別れ。
15年住んだホーチミン市を発ち、コロナ感染拡大第2波の渦中を、
新たな地を目指して相棒の50ccバイクとともに進みました。
その全記録。
”ちょうど一年前の今日のこと”を書いています。
【38日目/2020年9月4日・マイチャウ ➟ 】
こうも物も情報も溢れかえる時代だからこそ、じゃなかった原点の頃の価値に心づくのかもしれない。
自身にとってのベトナムの原点、それは2002年。
5年間の大学生活を締めくくる卒業旅行。
同じく訳あり5年卒業組の仲間2名とともに、北はハノイから南はサイゴンまで3週間かけてバスで縦断した。
この時、この国との邂逅がなかったら、その後ここに住むことはなかったと思う。
一時の不登校が祟り卒業に5年を要したことが、幸いだったのか、どうだったのか。(もし4年で卒業していたら、4年卒業組の仲間とタイ、マレーシアを旅行していた)
旅行4日目に訪れたのが、ここ、ホアビン省のマイチャウ。
首都旧市街のツアーオフィスで、「少数民族の村トレッキング&1泊」の タイトルに食いつき、申し込んだ。
車酔い必至の壮絶な悪路を波打つように跳ね上がりながら進み着いたこの地は、見たこともないような原風景だった。
長閑で穏やかで優しい自然の中、散策を楽しんだ。
トレッキングの最中に村の少年たちに混じってサッカーもやったっけ。
あの子たちも、もう家族を持ち、暮らしているのだろう。
今もこの村にいるのか、いないのか。
桃源郷と呼ぶに相応しい土地だったが、ツアーコースとなっているだけあって、文明の手は入っていた。
土産物屋の方々は英語を話したし、提示される金額は米ドルだった。
都市部と同様に、ドル紙幣で支払いをすると喜ばれ、ドン単位で値切り交渉をすると苦笑いをされた。
宿では欧米スタイルの朝食が出た。
寝泊まりをした高床式の家屋では、蚊帳の中で親父さんがSONYのテレビでヨーロッパのサッカー中継に釘付けだった。(当時マイチャウの市場では、「SANY」「Panasound」といった、“ブランド電化製品” がいっぱい売られていた。今は流石にないと思うが・・・)
昨夜、到着した頃には完全に日は沈み、真っ暗闇の中だった。
観光客なんて、いやしない。
よって、人工の灯りは、すなわち人々の生活の灯りのみ。
土地勘のない人間にとっては、予約しておいた宿屋の看板を見つけるのも、一苦労だった。
そして今日。
さあ、18年前との整合と対比を探しに行こう。
と思ったけど、早々にあきらめた。
視界に入る風景が、何いっさい当時の記憶と合致しない。
ああも思い出深い場所なのに、逆デジャブと言うべき完全なる初視感。
おそらく、単に容量の問題。
限られたキャパシティでのやりくりの末、当時の記憶たちも相当に上書きを被ったのだろう。
それはそれで、まあいいか。
今のそれを味わえばいい。
ホアビン省は、ムォン族とタイ族が居住する地域。
ここマイチャウ郡は、主にタイ族が暮らしている。
タイ族は、その名の通り、隣国の隣国、タイ国の主要民族と同系。
言語も、タイ語と約半分が同じだとか。
ベトナムの魚醤、ヌックマム。
現地での呼び名は、「水:ナム」+「魚:プラ-」=「ナムプラー」。
タイ語と一致している。
何気ない村の片隅のお宅を数軒覗かせてもらった。
本当に、人も家畜も何もかもが、のんびりしている。
今この土地で、肩肘足腰に最も力が入っているのは、この異邦人じゃなかろうか。
空気はあの時と同じ、ただ長閑で優しく穏やかで、誰も無理をせず、誰にも無理をさせず。
忍び込んだ父の書斎。
ゲームもない我が家では、父の神聖な書棚は、格好の暇潰しアイテムのショーケース。
目にするのは、古今東西における風土、民俗に関連する書籍たち。
手にしては挿入写真を眺め、また、背表紙の題名を眺めているだけでも楽しかった。
さらに細道の奥方へと誘ったのは、居間の本棚に置かれた水木しげるの漫画だった。(当時読ませてもらえた漫画といえば、水木しげる作品と手塚治虫の「ブラックジャック」、それぐらいだったか。世間と足並みが揃わなくなるに決まっている・・・)
太平洋戦争の真っ只中、激戦地の南方諸島で原住民たちと交流をした、著者の実体験に基づく物語。
時は縄文時代、ある村の少年が道に迷い、異人たちの棲む異界を彷徨い冒険をした摩訶不思議な物語。
テリトリーを優に逸脱した物語の数々。
だけど、なぜか、どこか近くにある気がして、読むほどに胸はザワついた。
以来、ずっと意識下にあり続けた憧憬。
行ってみたかった、会ってみたかった。
今、この引越しの道半ばで、その理想が、幾ばくか、叶っている気がする。
ゲゲゲの大先生には遠く及ばず、大した体験ではないけれども。
普段の姿とは、どっちのことを言うのだろう。
少なくとも、ここ十数年におけるこの土地の普段とは、観光化にともない文明化が進んでいく様だったはず。
自分達に合った身の丈も、随分と伸びただろう。
だけど、このような今だからこそ、この土地の人々も原点を思い、暮らしているのかもしれない。
この時期めっきり珍しくなったであろう異邦人の来訪。
だけど、特段の関心も警戒も示すことなく、経済的メリットを期待してくるでもなく。
もしかしたら、これこそが、そもそも多民族が共存する地域の普段だったのかもしれない。
この道中、実に多くの少数民族の方々と触れ合った。
言葉を交わした人、目が合い微笑んでくれた人、手を振ってくれた人。
お宅を覗かせてくれた人、茶店でコーヒーを淹れてくれた人。
ペンで民族の名前を書いてくれた人、文字が書けない人。
言葉を教えてくれた人、言葉が通じなかった人。
誰一人として、誰一度として、この異邦人を拒まなかった。
国や言葉がどうだろうと、差異をどうこう思わず、寛容で、自然体で。
ともにマイノリティー。
大切な隣人。
彼らと交差した その日、決して一人じゃなかった。
ちょうど一年前の今日のこと。
~ Bản dịch tiếng Việt ~
Nhật ký di chuyển – Chuyến chuyển nhà bằng xe máy năm 2020, trong tâm dịch Covid-19 tại Việt Nam.
【Ngày38 ~ 04,09,2020 ~ Mai Châu ➟ 】
Chắc là tại vì đây là thời đại vật chất và thông tin đủ đầy, nên tôi cảm thấy khao khát thời đại ban đầu khác hẳn thời hiện đại này.
Cái duyên kết nối tôi và Việt Nam có từ 18 năm trước, năm 2002.
Đó là một Chuyến du lịch tốt nghiệp, một sự kiện để kết thúc 5 năm đại học. (*Sinh viên đại học Nhật Bản có truyền thống đi du lịch với bạn bè trước khi tốt nghiệp)
Tôi cùng với 2 người bạn tốt nghiệp sau 5 năm học đại học với cùng “lý do” như tôi đi xuyên từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng xe khách, mất 3 tuần.
Nếu năm đó tôi không có duyên đến đất nước này, tôi nghĩ tôi đã không chọn sống ở đây.
Không biết có phải là tôi đã gặp may không, vì tôi nhất thời trốn học quá nhiều, dẫn tới việc tôi phải mất 5 năm mới tốt nghiệp được.
(Thông tin thêm là nếu tôi tốt nghiệp vào năm thứ 4, tôi đã đi du lịch đến Thái Lan và Malaysia với các bạn bè tốt nghiệp năm thứ 4 của tôi)
Vào ngày thứ 4 của chuyến du lịch tốt nghiệp, tôi đã đến đây, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
Tại Văn phòng du lịch ở phố cổ thủ đô Hà Nội, tôi đăng ký tour đến đây vì bị cuốn hút bởi tiêu đề “Trekking & 1 đêm nghỉ lại tại làng của người dân tộc thiểu số”.
Sau khi chịu trận trên một con đường gồ ghề thấy ghê làm tôi không thể không say xe, ngôi làng mà tôi đã đến có phong cảnh ban sơ mà tôi chưa từng thấy trước đây.
Tôi thích thú đi dạo giữa thiên nhiên yên tĩnh, êm đềm và nhẹ nhàng.
Tôi nhớ mình đã chơi đá bóng với các cậu bé trong làng trong lúc Trekking.
Những cậu bé đó chắc bây giờ đã lập gia đình rồi nhỉ.
Không biết tụi nó có còn ở trong làng này không.
Thời điểm đó, nơi đây xứng danh chốn đào nguyên, nhưng có hẳn tour để bán cho tôi thì tất nhiên là nền văn minh đã bắt đầu xâm nhập rồi.
Nhân viên trong các cửa hàng lưu niệm nói tiếng Anh và mệnh giá tiền được trưng ra là đô la Mỹ.
Cũng như ở thành thị, nếu tôi đưa tiền đô thì họ rất vui, còn tôi trả giá bằng đơn vị tiền Việt Nam đồng thì bị họ cười gượng.
Tại nhà trọ thì phục vụ bữa sáng kiểu phương Tây.
Trong căn nhà trọ theo kiểu nhà sàn nơi tôi đã ở, ông chủ nhà hăng say xem trận banh của một đội Châu Âu phát ra từ cái tivi hiệu SONY trong một cái mùng. (Thời điểm đó, trên thị trường Mai Châu có bán rất nhiều các loại "đồ điện gia dụng hàng hiệu" như "SANY" và "Panasound". Chắc là bây giờ hết rồi...)
Quay lại thời điểm bây giờ.
Đêm qua, lúc tôi đến đây, mặt trời đã lặn hoàn toàn và trời thì tối mịt.
Chắc chắn là không có khách du lịch.
Vì vậy, tất nhiên là ánh sáng nhân tạo phát ra chỉ có ánh đèn sinh hoạt của mỗi nhà.
Đối với những người chưa biết đến vùng đất này như tôi, rất khó để tìm thấy tấm biển nhà trọ mà tôi đã đặt trước.
Còn hôm nay thì,
Trời đã sáng.
Đi đối chiếu xem có gì giống và khác so với 18 năm trước thôi.
Đó là tôi nghĩ vậy, nhưng tôi đã từ bỏ kế hoạch này ngay lập tức.
Khung cảnh tôi nhìn thấy không giống với ký ức của những ngày đó chút nào.
Mặc dù đây là nơi để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi, nhưng tôi lại chỉ có “cảm giác nhìn thấy lần đầu”.
Có lẽ là do vấn đề về dung lượng não.
Sau nhiều năm sống với dung lượng não có hạn, những ký ức lúc đó có thể đã bị xóa sạch bởi những ký ức mới.
Mà thôi, sao cũng được.
Tận hưởng từ bây giờ là được rồi.
Tỉnh Hoà Bình là nơi sinh sống của dân tộc Mường và Thái.
Huyện Mai Châu đây chủ yếu là nơi sinh sống của người Thái.
Đúng như tên gọi, dân tộc Thái có cùng dòng giống với dân tộc chính của nước Thái Lan ở kế bên của nước kế bên Việt Nam.
Có vẻ như ngôn ngữ cũng giống 50% so với tiếng Thái.
Ví dụ như Nước Mắm của Việt Nam.
Nước Mắm trong ngôn ngữ của người dân tộc Thái là
"Nước : Nam" + "Cá : Pla" = "Nam Pla".
Giống như tiếng Thái vậy.
Tôi đã xem qua một số ngôi nhà trong làng.
Thực sự, tất cả người dân và gia súc đều đang thư thả.
Chắc bây giờ trong cả cái làng này chỉ có người ngoại lai như tôi đây là đang dùng sức vào vai, khuỷu tay, chân và hông thôi.
Không khí vẫn giống như hồi đó, chỉ có sự yên tĩnh, nhẹ nhàng và bình lặng.
Ở đây, mọi người sống mà không làm quá sức mình, cũng không ép ai phải làm quá sức mình.
Tôi lẻn vào trong phòng đọc sách của ba.
Trong ngôi nhà không có cả đồ chơi cho con nít, kệ sách mà ba tôi giữ gìn cẩn thận là nơi trưng bày những món đồ để giết thời gian của tôi.
Đập vào mắt tôi là những cuốn sách liên quan đến phong thổ và văn hóa dân gian của các nước từ đông sang tây, của cả cổ đại và hiện đại.
Mỗi lần tôi lấy sách ra là tôi lại nhìn vào những tấm hình xuất hiện trong những cuốn sách đó.
Còn không thì tôi nhìn vào tựa đề cuốn sách thôi, như vậy cũng đủ vui rồi.
Chính bộ truyện tranh của tác giả Mizuki Shigeru trên kệ sách trong phòng khách đã đưa tôi đến nơi sâu thẳm nhất của thế giới đó.
(Bộ truyện tranh mà tôi được phép đọc lúc đó là các bộ truyện tranh của Mizuki Shigeru và "Black Jack/Bác sĩ quái dị” của Tezuka Osamu, chỉ có những bộ đó thôi. Hèn chi tôi không thể thích nghi với định kiến chung của xã hội...)
Một câu chuyện dựa trên trải nghiệm thực tế của chính Mizuki Shigeru, người đã tiếp xúc với những người dân địa phương ở các hòn đảo phía Nam, nơi chiến trường khốc liệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Một câu chuyện kỳ lạ và bí ẩn về một cậu bé trong một ngôi làng nọ bị lạc đường và lưu lạc trong một thế giới thần bí ở trước Công nguyên.
Một câu chuyện về một thế giới chệch khỏi phạm vi sinh hoạt và vùng ý thức của bản thân tôi.
Nhưng không hiểu sao tôi lại cảm thấy thế giới đó rất gần với tôi, càng đọc càng thấy tim đập rộn ràng.
Kể từ đó, thế giới đó luôn là niềm khao khát trong tâm thức tôi.
Tôi muốn đi, tôi muốn trải nghiệm.
Giờ đây, trên đường thực hiện chuyến chuyển nhà, chắc là tôi đã thực hiện được vài phần trăm cái niềm khao khát ấy của tôi.
Mặc dù so với tác giả Mizuki Shigeru thì đây không phải trải nghiệm gì lớn lao.
Diện mạo ban đầu của vùng đất này là gì?
Là khung cảnh có khách du lịch, hay khung cảnh không có khách du lịch?
Chí ít thì diện mạo bình thường của vùng đất này trong 10 năm qua chắc chắn phải là nền văn minh phát triển cùng với du lịch.
Mức sống phù hợp với người dân nơi này chắc cũng tăng lên đáng kể rồi nhỉ.
Tuy nhiên, trong cái “thời Corona bây giờ”, có lẽ người dân vùng đất này đang sống như thuở ban đầu.
Vào thời điểm này, người ngoại lai như tôi ghé vào là rất hiếm hoi.
Nhưng dân làng không đặc biệt quan tâm, không cảnh giác người ngoại lai như tôi, cũng chẳng kỳ vọng gì về mặt lợi ích kinh tế sẽ nhận được từ người ngoại lai như tôi cả.
Có lẽ nào đây chính là diện mạo ban đầu của một vùng đất nơi đa sắc tộc cùng tồn tại ngay từ ban đầu.
Trong 38 ngày, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người dân tộc thiểu số.
Người nói chuyện với tôi, người giao ánh mắt và mỉm cười với tôi, người vẫy tay với tôi, người chỉ cho tôi xem bên trong ngôi nhà của họ.
Người pha cà phê ở quán, người dùng viết viết tên dân tộc của họ lên giấy.
Người không biết viết, người dạy tôi tiếng của họ, người không hiểu tiếng của tôi.
Họ không từ chối người ngoại lai này, không một ai, chưa một lần.
Cho dù đất nước, ngôn ngữ, ánh mắt, sắc mặt, màu da đều khác nhau, họ cũng không câu nệ đến sự khác biệt đó, họ thực sự rất rộng rãi, thực sự cởi mở.
Họ và tôi, đều là người phe thiểu số.
Đối với tôi, họ là những người gần gũi quan trọng.
Trong chuyến hành trình này, nơi tôi gặp gỡ họ, lúc tôi gặp gỡ họ, tôi không cô đơn.
Chuyện của đúng một năm về trước.