![見出し画像](https://assets.st-note.com/production/uploads/images/106519897/rectangle_large_type_2_1940d9e71d457bc8e5e03fd03f5c6519.jpeg?width=1200)
#1 Người phụ nữ đứng sau Đế chế bán lẻ AEON
Về lịch sử tập đoàn AEON
Tập đoàn bán lẻ hùng mạnh nhất Nhật Bản hiện tại được bắt đầu bởi một cửa hàng bán Kimono nhỏ có tên là Okadaya, được thành lập vào năm 1758 tại Yokkaichi, tỉnh Mie.
![](https://assets.st-note.com/img/1685065790833-qus0XBYBar.jpg)
Vào thời điểm đó, Okadaya đã xây dựng phương thức kinh doanh khác bọt so với những cửa hàng cùng thời đại. Khi đó, giá cả chủ yếu được trao đổi bằng giao kèo và mặc cả. Nhưng với triết lý “ Tất cả khách hàng đều bình đẳng “, Okadaya bắt đầu bán với mô hình cố định giá sản phẩm. Ngoài ra, cửa hàng áp dụng phương pháp sổ sách kế toán kép và các quy định riêng về nhân sự mô tả các điều kiện để thăng chức cho nhân viên.
Trong Thế chiến thứ hai, cửa hàng Okadaya bị thiêu rụi gần như hoàn toàn. Cuối cùng cũng được vực dậy và hoạt động trở lại vào tháng 3 năm sau khi chiến tranh kết thúc (1946). Okadaya khi đó đã công bố sự trở lại của mình và phân phát tờ rơi cho mọi người. Khách hàng cầm tờ rơi với bàn tay nắm chặt, rưng rưng nước mắt và nói: "Cuối cùng hòa bình cũng trở lại rồi". Nhìn thấy điều đó, Giám đốc Takuya Okada (hiện là Chủ tịch danh dự kiêm Cố vấn của Công ty cổ phần Aeon) nhận thấy “sự thịnh vượng của ngành bán lẻ là biểu tượng của hòa bình”. Kế thừa tư tưởng này, AEON vẫn coi “hòa bình” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong triết lý tồn tại của mình.
![](https://assets.st-note.com/img/1685065865079-mfI6lUqR5M.jpg)
Tập đoàn AEON hiện tại với hơn 300 công ty thành viên, được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo.
![](https://assets.st-note.com/img/1685066402499-znWvGVJBKO.png?width=1200)
Hiện nay Aeon hoạt động tại 11 quốc gia trên thế giới và có tổng doanh thu bán hàng khoảng 8 nghìn tỷ yên, trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 12 trên thế giới và số 1 tại Nhật Bản.
![](https://assets.st-note.com/img/1685065940299-xDCYf6qrAI.jpg?width=1200)
Người phụ nữ đã tạo đặt nền móng cho cả tập đoàn
Chizuko Kojima - Người chị gái của chủ tịch tập đoàn Aeon. Bà là nhà sáng lập Jusco, tiền thân của Aeon, cũng là đồng sáng lập Tập đoàn Aeon. Chủ tịch Takuya Okada đã phát biểu rằng: “Nếu như không có trí tuệ và sự hi sinh của chị tôi, chắc chắn sẽ không thể có một AEON như bây giờ”.
![](https://assets.st-note.com/img/1685066777181-aMa3UnHVPC.jpg)
Thời niên thiếu
Bà sinh ra ở thành phố Yokkaichi, tỉnh Mie vào ngày 3 tháng 3 năm 1916 (Taisho 5). Cha bà là Soichiro Okada và mẹ là Tazuru Okada. Bà là con gái thứ hai trong năm anh chị em (một trai và bốn gái). Sau Chizuko, hai bé gái lần lượt ra đời nên gia đình đang cân nhắc việc nhận một người con trai để nối dõi tông đường. Nhưng may mắn đứa thứ năm là con trai, Takuya (người sau này trở thành chủ tịch của Aeon Group).
Okadaya là một cửa hàng kimono đã được truyền từ nhiều đời, nhưng ngoài kimono, cửa hàng còn có gian hàng quần áo, và Chizuko đã mặc quần áo phương Tây từ khi mới 5 tuổi.
Hồi nhỏ bà đã nổi tiếng là thông minh và nhanh nhẹn. Rất thích đọc sách. Ước mơ sau này của bà là được sang Pháp du học, nghiên cứu văn học vô sản Proletarian literature.
Biến cố lịch sử
Tuy nhiên, ước mơ đó của bà đã không trở thành hiện thực.
Năm 1927, khi bà 11 tuổi, Bố của bà - người đang tiếp quản cơ nghiệp gia đình, đột ngột qua đời bởi bệnh đau tim. Ông là một người rất xuất sắc, tốt nghiệp ĐH danh giá Waseida, với hi vọng phát triển sự nghiệp gia đình. Ông ra đi để lại người vợ 33 tuổi và 5 đứa con thơ dại.
7 năm sau, mẹ của bà cũng từ giã cõi đời vì kiệt sức, để lại cả một cơ nghiệp cho chị em. Từ thời điểm nảy, bà và người chị của mình đứng ra sắp xếp và duy trì cửa hàng.
Sự trêu trọc của cuộc đời vẫn không dừng lại ở đó. Năm 1938 xảy ra trận lũ lụt lớn gây thiệt hại nặng nề, người chị phải đứng ra gánh vác công việc. Do làm việc quá sức, người chị cũng theo bố mẹ ra đi, bỏ lại bà (khi đó 23 tuổi ), cùng 3 đứa em. Từ thời điểm này, Chizuko vừa đóng vai trò là người mẹ, vừa là người chủ gia đình gánh vác công việc của cửa hàng nuôi các em khôn lớn.
Không có thời gian để buồn bã hay trách than số phận, công việc chính của bà là nhanh chóng ổn định lại công việc kinh doanh, nuôi các em khôn lớn. Nhất là cậu em trai duy nhất là Tatsuya, người chắc chắn sẽ kế tục sản nghiệp của gia đình. Bà đã nói trong cuốn tự truyện của mình rằng: “Tôi sẽ khiến em trai trở thành nhà kinh doanh hàng đầu của Nhật Bản”
![](https://assets.st-note.com/img/1685066872034-XDV8ovlEqS.jpg)
Phần 2: Triết học nhân sinh và kinh doanh của Chizuko.